Yên Tử - “Xương sống” của Đại Việt, người Việt Từ bao đời nay, khi nhắc tới Yên Tử, mỗi người dân Việt Nam đều hết sức tôn sùng, ngưỡng vọng. Bởi từ xa xưa, Yên Tử đã được coi là một “phúc địa”, một vùng “địa linh nhân kiệt” của Giao Châu. Và cách đây hơn 7 thế kỷ, nơi đây đã khai sinh ra dòng thiền Trúc Lâm thuần Việt, do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập. Nơi đây chính là “xương sống”, “động mạch chủ” của Đại Việt xưa và tới nay vẫn còn nguyên những giá trị quan trọng, lan toả, ăn sâu, bén rễ vào đời sống của người Việt. 16:33 | 15/07/2024
Bảo tồn, phát triển di sản văn hóa đồ sộ Ý thức sâu sắc về vai trò, vị thế của Yên Tử, trong quá trình phát triển, tỉnh Quảng Ninh và TP Uông Bí đã không ngừng quan tâm đầu tư, tôn tạo, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đồ sộ mà cha ông đã dày công tạo dựng, góp phần lan tỏa vẻ đẹp và giá trị trường tồn của một di sản văn hóa được truyền thừa, tiếp nối cho nhiều thế hệ người Việt. 16:56 | 04/07/2024
Giáo hội Phật giáo tích cực trong quản lý, bảo tồn các di tích Khu di tích - danh thắng Yên Tử gắn với quá trình tu hành đắc đạo, hình thành và phát triển Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của vị Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Với con đường Phật pháp cùng quá trình tu hành đã khởi đầu những bước chân nhập thế, đánh dấu sự hiện diện và đóng góp của các vị chân tu tại Yên Tử cho đến ngày nay; trong suốt hành trình thời gian ấy, các chức sắc Phật giáo đã đồng hành cùng tỉnh Quảng Ninh ra sức gìn giữ, quản lý để Yên Tử luôn tỏa sáng, trường tồn với thời gian. 17:01 | 03/07/2024
Yên Tử - Dấu tích nghìn năm Trong tâm thức của người Việt, Yên Tử là vùng đất Phật, đất Tiên, là vùng đất ngàn năm lịch sử; đâu chỉ những công trình đền chùa mà mỗi dòng thác, con suối, mỗi gốc cây, ngọn cỏ, hòn đá nơi đây đều có linh khí. Từ bao đời nay, khi nhắc tới Yên Tử, mỗi người dân Việt Nam đều hết sức tôn sùng, kính trọng và nâng niu. Với nỗ lực đưa Yên Tử trở thành Di sản thế giới, di sản ngàn năm này chắc chắn sẽ được hậu thế bảo vệ và phát huy các giá trị trường tồn mãi về sau. 16:18 | 27/06/2024
Đồng hành lan tỏa giá trị di sản của Yên Tử Hồ sơ chính thức đề cử Quần thể di tích danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc lên UNESCO công nhận là Di sản thế giới đã hoàn thành, được gửi cho Trung tâm Di sản thế giới, đảm bảo chất lượng về mặt kỹ thuật, đầy đủ các tiêu chuẩn, thành phần theo quy định và dự kiến được các chuyên gia của UNESCO thẩm định vào tháng 8 tới đây. Quảng Ninh và các địa phương, đơn vị có liên quan đang tích cực chuẩn bị các phần việc, trong đó có khâu tuyên truyền nhằm lan toả rộng rãi giá trị di sản. 21:12 | 14/06/2024
Dấu chân Phật Hoàng nơi đất Tổ linh thiêng Uông Bí thừa hưởng giá trị nơi phát tích của thiền phái Trúc lâm Yên Tử, đất tổ của Phật giáo Việt Nam. Trải qua thời gian và những thăng trầm của lịch sử, nơi đây không chỉ chứa đựng những giá trị về tự nhiên mà còn lưu tích trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam bởi chính tại nơi đây di sản ông cha để lại là hàng chục ngôi chùa, hàng trăm am tháp, hàng ngàn di vật cổ quý báu chứa đựng những giá trị tinh thần, tư tưởng của Phật giáo Trúc Lâm - chiếc nôi văn hóa tâm linh của người Việt. 11:08 | 06/06/2024
Chùa Lân - Giấc mơ cưỡi rồng Chùa Lân hay còn gọi Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. Chùa toạ lạc trên một quả núi giống hình con Kỳ Lân nằm phủ phục, là địa điểm vua Trần Nhân Tông đã dừng chân trước khi lên Yên Tử tu hành. Chùa có tên chữ là Long động tự gắn liền với giấc mơ cưỡi rồng vàng của nhà vua Trần Nhân Tông khi nghỉ qua đêm tại nơi đây. 15:41 | 15/05/2024
Phật giáo Trúc Lâm - Di sản văn hóa lớn cho muôn đời Phật giáo Trúc Lâm được sáng lập bởi Phật hoàng Trần Nhân Tông, ra đời và phát triển cực thịnh cách đây hơn 7 thế kỷ dưới triều Trần. Thông qua các kết quả nghiên cứu văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, đặc biệt là khảo cổ học cho thấy Phật giáo Trúc Lâm đã để lại một kho tàng đồ sộ cả về di sản văn hóa vật thể lẫn phi vật thể; đây là tài sản văn hóa tinh thần vô cùng quý báu, đồng hành với lịch sử văn hóa dân tộc cho hôm nay và cả mai sau. 16:38 | 13/05/2024
Tôn tạo, khai thác, phát huy giá trị di sản Yên Tử Yên Tử được xem là vùng đất Phật, hội tụ đầy đủ tinh thần Phật giáo, kinh đô của Phật giáo Việt Nam. Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm và dấu vết của thời gian, ngày nay các di tích còn lại ở Yên Tử là 11 ngôi chùa và hàng trăm am, tháp, bia, tượng, hội tụ đầy đủ những phong cách, giá trị quý về kiến trúc, mỹ thuật, điêu khắc của các triều đại Lý - Trần - Lê - Nguyễn. 15:45 | 08/05/2024
Chùa Cầm Thực - Nơi cảnh đẹp tựa bồng lai Chùa Cầm Thực tọa lạc trên đỉnh núi tròn tựa như một mâm xôi, nằm cách chùa Suối Tắm gần 2km, cạnh dốc Mụ Chị thuộc đất Phạm Hồng Thái Đông, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Ngoài cái tên Cầm Thực còn có cái tên khác là Bóng Thiêng, Linh Nhâm (tên thiền sư có công xây dựng chùa). Cảnh trí nơi đây tuyệt đẹp, trong lành, thanh tịnh, quanh năm tựa chốn "bồng lai tiên cảnh” níu chân du khách hành hương tới cõi Phật. 16:10 | 06/05/2024
Quyết định về việc thành lập Tổ công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp của Bảo hiểm xã hội khu vực VIII
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả thông báo thay đổi địa điểm Phòng giao dịch Cẩm Sơn
Thông báo về lễ bốc thăm vị trí và quyền mua căn hộ - Dự án nhà ở xã hội thuộc khu dân cư Đồi Ngân hàng, phường Hồng Hải và phường Cao Thắng, TP Hạ Long
Thông báo về các điểm khu neo đậu và vị trí tự nhiên có điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền tránh trú bão trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2025