Theo một nghiên cứu gần đây được công bố bởi các nhà khoa học tại Viện Công nghệ California (Caltech), con người xử lý suy nghĩ chỉ với tốc độ 10 bit mỗi giây. Trong khi đó, các giác quan của chúng ta có thể thu thập dữ liệu với tốc độ hàng tỷ bit mỗi giây. Điều này giải thích vì sao chúng ta thường cảm thấy choáng ngợp trước những gì đang diễn ra xung quanh.
Bài nghiên cứu mang tên 'Sự chậm chạp không thể chịu đựng được của tồn tại: Tại sao chúng ta sống ở tốc độ 10 bit/giây?" của Caltech đã khám phá nền tảng thần kinh của con người, vốn bị giới hạn suy nghĩ ở tốc độ chậm và đề xuất một nghiên cứu mới để tìm hiểu về tình trạng nút thắt cổ chai này sau khi đã được định lượng.
Giáo sư Markus Meister và sinh viên Jieyu Zheng từ Caltech đã viết bài báo này, nhấn mạnh sự khác biệt giữa khả năng xử lý dữ liệu của não ngoài và não trong. Họ đặt câu hỏi vì sao não trong, nơi chúng ta suy nghĩ về luồng dữ liệu khổng lồ mà chúng ta trải qua, lại hoạt động chậm như vậy dù chứa khoảng một phần ba trong tổng số 85 tỷ tế bào thần kinh của não.
Các nhà nghiên cứu đã áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên lý thuyết thông tin để đo lường tốc độ suy nghĩ của con người. Ngoài việc tiến hành các thí nghiệm riêng, họ đã đánh giá hiệu suất của con người trong các nhiệm vụ như đọc và viết, chơi trò chơi điện tử, và giải khối Rubik để đưa ra kết luận về tốc độ xử lý 10 bit mỗi giây.
Ý kiến ()