Chùa Hoa Yên – Trái tim của Yên Tử Chùa Hoa Yên tọa lạc trên núi Yên Tử ở độ cao trên 500m so với mực nước biển. Từ chùa có thể nhìn ra cả 4 hướng - nơi tụ sông, tụ thủy của toàn bộ khu vực Đông Bắc. Đây cũng là nơi có địa thế rồng cuộn, hội tụ linh khí, được coi là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất của Yên Tử.
Chùa Giải Oan – Chùa thiêng trên đất Phật Tương truyền rằng, khi thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia, các cung tần mỹ nữ đã đi theo để cầu xin Thượng hoàng trở về nhưng Ngài quyết ở lại Yên Tử. Để tỏ lòng trung, các cung tần mỹ nữ đã trẫm mình xuống dòng suối ngay dưới chân núi. Thương xót họ, Ngài cho lập đàn tràng giải oan. Vị trí lập đàn tràng xưa kia chính là chùa Giải Oan và dòng suối Hổ Khê cũng được đổi tên là suối Giải Oan. 16:13 | 27/05/2024
Chùa Vân Tiêu - Am mây lưu dấu thiền Vân Tiêu – ngôi chùa nhỏ xinh ẩn hiện trong những tầng mây và những tán cây rừng đã từng gắn bó với nhiều vị Tổ sư lừng danh của nước Việt như Quốc sư Viên Chứng, Trúc Lâm Sơ tổ Trần Nhân Tông, Nhị tổ Pháp Loa… 15:10 | 23/05/2024
Thái Miếu - Chốn linh thiêng nơi quê gốc nhà Trần Dưới các triều đại phong kiến, Thái miếu là chốn linh thiêng nhất, là nơi thờ cúng tổ tiên của nhà vua. Chính vì thế, nơi đặt Thái miếu (thường là ở quê gốc của đức Thái tổ) vẫn được coi là kinh đô thứ hai của một triều đại. Cái tên Đông Triều cũng bởi ở đây có Thái miếu nhà Trần... 17:00 | 22/05/2024
Am, chùa Ngọa Vân - Thánh địa thiền phái Trúc Lâm Nếu như Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành, thuyết pháp, độ tăng, thì Ngọa Vân chính là nơi Ngài nhập Niết bàn, hóa Phật. Vì vậy, Ngọa Vân được coi là “thánh địa” của thiền phái Trúc Lâm - đây là một trong 14 điểm di tích quan trọng thuộc khu di tích nhà Trần tại Đông Triều được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt vào năm 2013. 16:24 | 20/05/2024
Khai thác tiềm năng du lịch dưới chân Yên Tử Với các giá trị lịch sử, văn hoá nổi bật, trải dài cả nghìn năm qua, Yên Tử từ lâu đã là trung tâm du lịch văn hoá tâm linh nổi tiếng, thu hút cả triệu lượt du khách hàng năm. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng, dưới chân Yên Tử là các khu dân cư cũng rất giàu tiềm năng về cảnh quan, văn hoá đặc sắc, có thể khai thác cho phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm, hứa hẹn sự tươi mới, sức hấp dẫn với du khách. 16:55 | 16/05/2024
Chùa Lân - Giấc mơ cưỡi rồng Chùa Lân hay còn gọi Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. Chùa toạ lạc trên một quả núi giống hình con Kỳ Lân nằm phủ phục, là địa điểm vua Trần Nhân Tông đã dừng chân trước khi lên Yên Tử tu hành. Chùa có tên chữ là Long động tự gắn liền với giấc mơ cưỡi rồng vàng của nhà vua Trần Nhân Tông khi nghỉ qua đêm tại nơi đây. 15:41 | 15/05/2024
Phật giáo Trúc Lâm - Di sản văn hóa lớn cho muôn đời Phật giáo Trúc Lâm được sáng lập bởi Phật hoàng Trần Nhân Tông, ra đời và phát triển cực thịnh cách đây hơn 7 thế kỷ dưới triều Trần. Thông qua các kết quả nghiên cứu văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, đặc biệt là khảo cổ học cho thấy Phật giáo Trúc Lâm đã để lại một kho tàng đồ sộ cả về di sản văn hóa vật thể lẫn phi vật thể; đây là tài sản văn hóa tinh thần vô cùng quý báu, đồng hành với lịch sử văn hóa dân tộc cho hôm nay và cả mai sau. 16:38 | 13/05/2024
Hàng nghìn người dự Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568, Dương lịch 2024 tại Yên Tử Sáng ngày 12/5, tại Cung Trúc Lâm Yên Tử, xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí. Ban trị sự GHPG Việt Nam TP Uông Bí đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch (PL) 2568, Dương lịch (DL) 2024. 11:47 | 12/05/2024
Chùa Hoa Yên - Trái tim của Yên Tử Chùa Hoa Yên có tên cũ là chùa Vân Yên, dân gian thường gọi là chùa Cả, chùa Chính hay chùa Yên Tử. Chùa Hoa Yên là ngôi chùa to và đẹp nhất trong khu di tích danh thắng Yên Tử. Đây là nơi đức vua Trần Nhân Tông đã xuất gia và sau đó lập ra Thiền phái riêng mà ngày nay mọi người vẫn gọi là Thiền phái Trúc Lâm. 15:53 | 09/05/2024
Tôn tạo, khai thác, phát huy giá trị di sản Yên Tử Yên Tử được xem là vùng đất Phật, hội tụ đầy đủ tinh thần Phật giáo, kinh đô của Phật giáo Việt Nam. Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm và dấu vết của thời gian, ngày nay các di tích còn lại ở Yên Tử là 11 ngôi chùa và hàng trăm am, tháp, bia, tượng, hội tụ đầy đủ những phong cách, giá trị quý về kiến trúc, mỹ thuật, điêu khắc của các triều đại Lý - Trần - Lê - Nguyễn. 15:45 | 08/05/2024
Chùa Cầm Thực - Nơi cảnh đẹp tựa bồng lai Chùa Cầm Thực tọa lạc trên đỉnh núi tròn tựa như một mâm xôi, nằm cách chùa Suối Tắm gần 2km, cạnh dốc Mụ Chị thuộc đất Phạm Hồng Thái Đông, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Ngoài cái tên Cầm Thực còn có cái tên khác là Bóng Thiêng, Linh Nhâm (tên thiền sư có công xây dựng chùa). Cảnh trí nơi đây tuyệt đẹp, trong lành, thanh tịnh, quanh năm tựa chốn "bồng lai tiên cảnh” níu chân du khách hành hương tới cõi Phật. 16:10 | 06/05/2024
Di sản văn hoá cho muôn đời Kể từ khi xuất hiện Thiền phái Trúc Lâm ở thế kỷ 13, Phật giáo Việt Nam mới chính thức có tông phái riêng, nền tảng triết lý hành đạo riêng. Tinh thần nhập thế của thiền phái Trúc Lâm là một sản phẩm mang tính thuần Việt, thể hiện văn hóa Việt, cốt cách Việt. Tinh thần nhập thế ấy đã góp phần giải quyết một loạt vấn đề lịch sử đặt ra vào thời đại đó, kéo dài tới ngày nay và là tài sản văn hoá tinh thần vô cùng quý báu đồng hành với lịch sử văn hóa dân tộc cho hôm nay và cả mai sau. 11:08 | 06/05/2024
Đồng loạt triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng “Tự hào và trách nhiệm khi Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử trở thành Di sản thế giới” Tại TP Uông Bí, quần thể di tích Yên Tử bao gồm hàng chục chùa, am, tháp vinh dự nằm trong tổng thể Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc. 09:54 | 04/05/2024
Hồ Thiên: Dấu ấn thời kỳ hoằng dương của Phật giáo Trúc Lâm Cùng với Yên Tử, Hồ Thiên và Ngọa Vân là địa danh nổi tiếng gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp tu hành của vua Trần Nhân Tông, cũng như thiền phái Trúc Lâm và là chốn tu hành của nhiều vị cao tăng qua nhiều thế kỷ. Trong đó, chùa Hồ Thiên được xây dựng vào thời Trần, là nơi đăng đàn thuyết pháp của Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Trải qua nhiều thế kỷ, đến nay chỉ còn lại dấu tích, song chùa cổ Hồ Thiên vẫn là minh chứng tiêu biểu cho thời kỳ hoằng dương của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần. 17:04 | 02/05/2024
Yên Tử - Kinh đô Phật giáo của Đại Việt Yên Tử được mệnh danh là kinh đô phật giáo của quốc gia Đại Việt, là cõi Phật linh thiêng - nơi đã từng in đậm những bước chân của các bậc tiền bối, mở đường cho dòng thiền Việt Nam. 18:29 | 29/04/2024
Phật giáo Trúc Lâm đồng hành với dân tộc Vào thời Trần, dưới ảnh hưởng lớn lao của các vị vua đầu triều, nhất là Trần Nhân Tông đã từng bước hợp nhất các dòng thiền phổ biến khi ấy khai mở dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, không chỉ tiếp thu tinh hoa quá khứ mà còn tổng hợp được những cống hiến của thời đại mình. 08:05 | 29/04/2024
Kinh đô Phật giáo của Đại Việt Sự ra đời của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử đã thể hiện những nỗ lực đưa Phật giáo sát cánh cùng dân tộc, tạo nên một hệ tư tưởng Phật học mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc. Giá trị tư tưởng đó vẫn còn lan tỏa đến ngày nay và có tầm ảnh hưởng không chỉ ở khu vực mà còn cả trên thế giới, minh chứng cho sức sống lâu bền của Phật giáo Việt Nam như một điểm tựa tinh thần bất diệt, đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc. 16:40 | 28/04/2024
Quyết định về việc thành lập Tổ công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp của Bảo hiểm xã hội khu vực VIII
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả thông báo thay đổi địa điểm Phòng giao dịch Cẩm Sơn
Thông báo về lễ bốc thăm vị trí và quyền mua căn hộ - Dự án nhà ở xã hội thuộc khu dân cư Đồi Ngân hàng, phường Hồng Hải và phường Cao Thắng, TP Hạ Long
Thông báo về các điểm khu neo đậu và vị trí tự nhiên có điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền tránh trú bão trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2025