Ngành công nghiệp viễn thông Nhật Bản hy vọng có thể thiết lập lại vị thế trên bản đồ toàn cầu bằng cách triển khai các trạm gốc bay vào năm 2025. Mang tên trạm hạ tầng cao không (HAPS), công nghệ này hướng tới cung cấp độ phủ sóng rộng hơn, sử dụng phương tiện không người lái bay ở tầng bình lưu, Interesting Engineering hôm 1/1 đưa tin.
Trong vài năm qua, các nước tìm cách triển khai 5G, kết nối không dây nhanh nhất có sẵn trên thị trường. Theo nhà tổng hợp dữ liệu Statista, thế giới có hơn 5 tỷ người sử dụng Internet. Tuy nhiên, dịch vụ Internet vẫn khan hiếm ở châu Phi, nơi chỉ có 24% dân số có thể truy cập mạng. Khó khăn trong việc thiết lập trạm gốc ở nơi hẻo lánh là một trong những lý do dẫn tới độ phủ sóng thấp. Tùy theo địa hình, một trạm gốc trên mặt đất có phạm vi phủ sóng 3 - 10 km. Cần số lượng trạm gốc lớn để dịch vụ Internet có sẵn trên quy mô lớn.
Các công ty viễn thông như NTT của Nhật Bản coi HAPS như giải pháp thế hệ mới để giải quyết vấn đề, giúp lấp đầy khoảng trống. Tương tự mạng Starlink của SpaceX cung cấp dịch vụ Internet từ không gian, HAPS có thể cung cấp dịch vụ di động bằng drone năng lượng mặt trời bay ở độ cao 18 - 25 km. Độ phủ sóng của một module như vậy dự kiến vào khoảng 200 km.
Ý kiến ()