Vũ khí tự động
Robot, drone, ngư lôi... mọi loại vũ khí đều có thể chuyển thành hệ thống tự động nhờ những cảm biến phức tạp quản lý bằng thuật toán AI cho phép máy tính "nhìn" được. "Tự động không có nghĩa là vũ khí có thể thức tỉnh vào buổi sáng và quyết định bắt đầu chiến tranh", Stuart Russell, giáo sư khoa học máy tính ở Đại học California tại Berkeley, giải thích. "Đó là chúng có khả năng định vị, lựa chọn và tấn công mục tiêu là con người, hoặc mục tiêu có người ở mà không cần can thiệp".
Phần lớn vũ khí vẫn ở giai đoạn ý tưởng hoặc nguyên mẫu, nhưng chiến sự Nga - Ukraine giúp hình dung về tiềm năng của chúng. Drone điều khiển từ xa không mới, nhưng đang trở nên ngày càng độc lập và được sử dụng bởi cả hai bên, khiến người dưới lòng đất phải tìm nơi lánh nạn. Đây có thể là một trong những thay đổi tức thì lớn nhất, theo Russell. "Hệ quả chắc chắn khi sử dụng vũ khí tự động là lộ diện ở bất kỳ nơi đâu trên chiến trường sẽ đồng nghĩa với án tử", Russell nói.
Vũ khí tự động có một số lợi thế tiềm năng khi tấn công quân thù. Chúng có thể hoạt động hiệu quả hơn, chi phí sản sản xuất rẻ và loại trừ cảm xúc bất lợi như lo sợ hoặc giận dữ do tình huống trên chiến trường. Nhưng điều đó cũng dấy lên những câu hỏi đạo đức. Ví dụ, nếu rẻ và dễ sản xuất, không có giới hạn nào đối với hỏa lực mà bên gây chiến có thể triển khai. Họ có thể tung ra cả triệu vũ khí như vậy một lúc nếu muốn san bằng một thành phố hoặc tiêu diệt một dân tộc.
Phương tiện tự động
Tàu ngầm, tàu thủy và máy bay có thể hoạt động tự động, giúp tăng cường trinh sát, do thám hoặc hỗ trợ hậu cần ở môi trường xa xôi hẻo lánh hoặc nguy hiểm. Những phương tiện như vậy là trung tâm của chương trình "Replicator" do Lầu Năm Góc chỉ đạo. Mục tiêu của chương trình là triển khai vài nghìn hệ thống rẻ và dễ thay thế ở các khu vực đa dạng từ trên biển tới ngoài không gian.
Ý kiến ()