Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 09/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”, văn hóa, con người Quảng Ninh đã thực sự trở thành nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển Quảng Ninh với các đặc trưng Hành chính minh bạch - Kinh tế phát triển - Văn hóa đặc sắc - Xã hội văn minh - Nhân dân hạnh phúc.Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử được tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm, hệ thống di tích lịch sử được trùng tu, tôn tạo. Ảnh: Chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều) khang trang, uy nghiêm sau khi hoàn thành tu bổ, tôn tạo năm 2020.Quảng Ninh hiện có 64 lễ hội truyền thống mang đặc trưng của từng vùng miền. Thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU, công tác quản lý lễ hội có nhiều tiến bộ, hoạt động lễ hội gắn với du lịch đang mang lại những hiệu quả đáng khích lệ. Ảnh: Nghi thức rước kiệu nghênh thần trên biển - nét độc đáo của lễ hội đình Trà CổMột số lễ hội đã trở thành thương hiệu và sản phẩm du lịch đặc trưng của Quảng Ninh. Ảnh: Lễ hội Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn năm 2023 thu hút đông đảo du khách thập phươngNhiều loại hình văn hóa dân gian, các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian tiêu biểu của từng địa phương, từng vùng, các làng nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là văn hóa của các dân tộc thiểu số đã được phục dựng và phát huy giá trị. Ảnh: Nghi thức nhảy lửa trong lễ hội Bàn Vương, huyện Ba ChẽMục tiêu số 6 của Nghị quyết số 11-NQ/TU là 100% thanh thiếu nhi trong các trường học được giáo dục về giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống Quảng Ninh, kỹ năng sống, giao tiếp, ứng xử. Đến nay mục tiêu này đã được hoàn thành. Ảnh: Học sinh Trường THPT Bình Liêu tham gia CLB đàn Tính, hát Then của trường tổ chứcCụ thể hóa Nghị quyết 11-NQ/TU, các địa phương trong tỉnh đã đã chú trọng dành nhiều nguồn lực thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn. Trong ảnh: Phụ nữ Dao ở xã Đại Dực, Tiên Yên, thêu trang phục truyền thống.Với nguồn lực đa dạng và phong phú, Quảng Ninh đã phát huy các giá trị văn hóa để phát triển các ngành kinh tế như du lịch, dịch vụ. Ảnh: Khách du lịch tham quan làng nghề Hưng Học, Quảng Yên.Hệ thống thiết chế văn hóa được tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng. Nhiều công trình văn hóa tầm quốc gia, quốc tế được đầu tư đồng bộ, hiện đại như Bảo tàng - Thư viện tỉnh, Cung quy hoạch, hội chợ và triển lãm, Cung văn hóa thanh thiếu nhi... Ảnh: Học sinh trải nghiệm mô hình thực tế ảo trong Cung quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh.Với những bước phát triển nhanh, bền vững trên mọi mặt, Quảng Ninh cũng đã hoàn thành chỉ tiêu giữ vững vị trí trong nhóm 5 địa phương đứng đầu cả nước về chỉ số phát triển con người (HDI). Ảnh: Học sinh trường mầm non Family (TP Hạ Long) trong tiết học trải nghiệm tại Bảo tàng Quảng Ninh
Ý kiến ()