Canxi có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với sức khỏe xương, răng mà còn với chức năng thần kinh, tim mạch. Phần lớn canxi (khoảng 98%) lưu trữ trong xương và được giải phóng trong quá trình hoạt động, tập luyện.
Cơ thể không thể tự sản xuất canxi nên cần bổ sung thông qua chế độ ăn uống. Thực phẩm giàu canxi như phô mai, sữa, sữa chua, các loại hạt, ngũ cốc tăng cường canxi, quả sung, rau cải bó xôi, bông cải xanh. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn. Mức canxi khuyến nghị hàng ngày cho người trưởng thành là 1.000-1.200 mg. Nhu cầu này tăng lên đáng kể trong thời kỳ cho con bú và người già mắc một số bệnh.
Thiếu canxi, hạ canxi trong máu gây yếu xương, đau xương và ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác nhau của cơ thể, với một số triệu chứng điển hình.
Ngứa ran ở ngón tay, chân
Ngứa ran ở ngón tay hoặc ngón chân có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo thiếu canxi, nhất là khi xảy ra thường xuyên. Canxi chịu trách nhiệm trong việc truyền tín hiệu thần kinh. Nếu không có đủ canxi, các dây thần kinh có thể hoạt động sai cách, tạo ra cảm giác ngứa ran, tê.
Mệt mỏi quá mức không rõ nguyên nhân
Mệt mỏi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng tình trạng này kéo dài, không rõ nguyên nhân có thể do nồng độ canxi thấp. Canxi không thể thiếu trong quá trình sản xuất năng lượng của tế bào, do đó, thiếu hụt có thể khiến tế bào kém hoạt động, dẫn đến uể oải kèm năng lượng thấp. Người bị thiếu canxi thường mệt mỏi hơn, ngay cả khi được nghỉ ngơi đầy đủ.
Khó nuốt
Ý kiến ()