Giấc ngủ ngắn - một khoảng thời gian ngủ nhẹ hoặc ngắn trong ngày - là cách tuyệt vời để tăng cường năng lượng và sức khỏe tinh thần, đặc biệt khi bạn bị thiếu ngủ. Rất nhiều người phụ thuộc vào những giấc ngủ ngắn để vượt qua cả ngày. Trên thực tế, vào bất kỳ ngày nào, khoảng 1/3 người trưởng thành đều ngủ trưa, theo nghiên cứu tại Mỹ.
Mặt khác, giấc ngủ ngắn có thể khiến bạn uể oải hoặc mất ngủ vào đêm hôm đó. Chìa khóa để có một giấc ngủ ngắn ngon là biết khi nào nên thưởng thức, khi nào nên tránh và nên ngủ trong bao lâu.
Các loại giấc ngủ ngắn
Các chuyên gia về giấc ngủ xác định nhiều loại giấc ngủ ngắn khác nhau, phục vụ một nhu cầu chức năng cụ thể.
- Ngủ trưa phục hồi: Bù đắp giấc ngủ bị mất vào đêm hôm trước để chống lại tác động của việc thiếu ngủ.
- Giấc ngủ ngắn dự phòng: Được thực hiện để đề phòng tình trạng mất ngủ, chẳng hạn khi làm việc theo ca hoặc đi du lịch, để ngăn ngừa ảnh hưởng của việc thiếu ngủ.
- Giấc ngủ ngắn cần thiết: Đây là một nhu cầu về thể chất khi bạn ốm hoặc bị thương để cung cấp cho cơ thể năng lượng chống lại các tác nhân gây bệnh và cho phép chữa lành.
- Giấc ngủ trưa ngon miệng: Được thực hiện để tận hưởng hơn là chữa mệt mỏi hoặc nhu cầu thể chất.
- Giấc ngủ ngắn đầy đủ: Ở trẻ em, được thực hiện do nhu cầu ngủ cao hơn trong quá trình phát triển.
Cơn buồn ngủ giữa trưa
Cảm giác thèm ngủ ban ngày mạnh mẽ nhất ở người lớn xảy ra vào giữa buổi chiều, thường 13-15h.
Cơn buồn ngủ buổi chiều có thể là do sự gia tăng tự nhiên một chất hóa học trong não gọi là adenosine, khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và ở mức thấp nhất trong cơ thể. Sự tỉnh táo sinh học tự nhiên giảm xuống vào buổi chiều.
Lợi ích của việc ngủ trưa
Những giấc ngủ ngắn mang lại rất nhiều lợi ích tiềm năng về sức khỏe và hiệu suất ngoài việc phục hồi sau một đêm thiếu ngủ.
Theo nghiên cứu, giấc ngủ trưa có thể:
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Cải thiện trí nhớ.
- Cải thiện học tập nhận thức.
Ý kiến ()